Giỏ Hàng Của Bạn

Số Lượng: sản phẩm
Tổng Cộng:
CHẢ BÒ ĐÀ NẴNG -10 HOÀNG HOA THÁM - ĐÀ NẴNG TEL 05113750467- KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH

Món ăn chế biến từ cá thu một nắng

LIÊN HỆ
Cá thu một nắng  là món ăn rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người, từ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời gian sau khi sinh.
Cá thu , loại cá biển rất quen thuộc được nhiều người thích ăn bởi nguồn đạm, chất béo... có sẵn trong cá. Đây là món ăn rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người, từ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời gian sau khi sinh.

             Tại Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát cá thu một nắng là loại hảo hạng, chất lượng ngon nhất được chọn lựa , cá thu một nắng là loại cá thu sống, phơi qua nắng, không có chất phụ gia hay chất bảo quản.  Trước khi sử dụng cá thu một nắng bạn tiến hành sơ chế cá theo hướng dẫn sử dụng đi kèm .

1.Cách bảo quản:
Bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, có thể để được đến khoảng 1 tháng.
2.Cách chế biến:
Cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn rồi rán hoặc rim, sốt cà chua,… đều rất ngon.

      
         Một số món ngon từ cá thu để các bạn tham khảo .

             2.1 Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt 


                                         

                                          
Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và hấp dẫn ..

a. Nguyên liệu:
- 1 lát cá thu lớn
- 1 thìa canh bột năng
- Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
- Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
b. Cách làm: 
                                        
                                         
- Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá nửa thìa nhỏ muối.

- Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
- Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
- Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
- Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
- Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.
c. Chú ý : Cá thu rửa sạch, để ráo nước. 
Lăn cá thu qua bột năng.
Chiên vàng đều cá.
Đổ nước mắm tỏi vào chảo, đun nóng.
Cho cá vào sốt tới khi ngấm gia vị.



Lớp lá chuối gói bên ngoài khi nướng làm tăng mùi thơm, độ ngọt vốn có của cá. Món ăn dễ làm và có phần dân dã nhưng hấp dẫn .
a. Nguyên liệu:
- 300g cá thu
- 4 lá chanh
- 1 thìa cà phê ớt bột
- 1 thìa súp riềng băm
- 1/2 thìa súp nghệ băm
- 1 thìa súp nước mắm
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
- Lá chuối để gói
b. Cách làm:
   + Cá rửa sạch, để ráo, cắt khoanh dày khoảng 1,5cm, ướp hạt nêm, nước mắm để khoảng 10 phút cho thấm. Sau đó ướp tiếp với ớt bột, nghệ, riềng và dầu ăn  , để thêm 5 phút nữa.
Lá chuối lau sạch. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
 + Trải lá chuối thành 2 lớp, cho cá vào, rắc lá chanh lên trên, gói lại thật kín, cho vào lò nướng khoảng 10 phút.
Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
 Mách nhỏ: Ướp dầu vào cá trước khi nướng sẽ làm cá béo hơn và không bị khô. Khi gỡ lớp lá chuối ra, nên cho cá lại vào lò nướng khoảng 2 phút để cá vàng mặt.

2.3 Cá thu nướng rim thịt ba chỉ










Món cá thu nướng rim thịt ba chỉ khi ăn cùng bát cơm nóng hổi mới thấy hết được vị thơm của cá nướng, béo ngậy của thịt và cái dẻo ngọt của cơm gạo mới…
a. Nguyên liệu:
Cá thu tươi cắt khúc: 200g-300g
Thịt ba chỉ: 150-200g
Hành khô
Nước mắm, bột nêm, gia vị, đường, nước hàng.
b. Cách làm:
Cá thu cắt khúc, rửa sạch, ướp chút hành khô đập dập cho thơm
Nướng trên than hoa cho tới khi thấy thơm vàng hai mặt khúc cá là được. (Nếu không có điều kiện để nướng cá, bạn có thể đem rán).
Sau khi nướng xong, nếu khúc cá to, bạn có thể cắt đôi hoặc cắt tư tùy ý.
Thịt ba chỉ làm sạch, thái miếng vừa ăn.
Cho thịt ba chỉ vào nồi, đổ ngập nước, đun tới lúc sôi thì đổ đi nước đầu cho sạch bọt. Cho thêm nước tới ngập thịt, bắc lên bếp đun tiếp.
Khi nồi thịt sôi, nêm nếm gia vị, nước mắm, bột nêm, đường. Bạn nên cho nhạt một hơn khẩu vị bình thường một chút thì tới lúc nước thịt cạn là vừa.
Đun lửa vừa cho tới khi thấy thịt mềm, nước trong nồi còn sâm sấp thì cho nước hàng vào, xóc đều cho thịt lên màu đều và đẹp. Lúc này mới cho cá thu nướng vào cùng hành khô đập dập.
Đậy vung nồi, vặn nhỏ lửa liu riu, cứ khoảng 10 phút thì lật mặt cá một lần cho cá ngấm nước thịt. Rim như vậy tới khi gần cạn hết nước trong nồi là được.
Bày ra đĩa, ăn cùng cơm nóng. 


2.4 Cá thu sốt cà chua 

 a. Nguyên liệu
- Cá thu
- Cà chua
- Tỏi, Ớt
- Hành, thì là
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, Hạt nêm, Bột ngọt, Đường, Nước mắm
b. Cách làm
- Cá thu cắt khúc, sát muối, rửa sạch, để ráo
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng
- Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ
Thực hiện
+ Bước 1:
- Cho dầu vào chảo để nóng, cho cá thu vào chiên vàng đều hai mặt
- Khi cá có màu vàng ươm, gắp ra đĩa
+ Bước 2:
- Cho chút dầu vào chảo, cho tỏi vào phi thơm
- Cho cà chua vào xào đều, nêm chút gia vị
- Khi cà chua chín mềm, cho thêm một chút nước sạch vào đảo đều
- Cho cá vào om một lúc. Lật đều hai mặt để cá thấm đều gia vị.
- Cho ớt vào đẩo đều. Vặn nhỏ lửa. Nêm lại gia vị
- Khi cá và cà thấm đều vào nhau, nước sốt cà hơi sánh lại thì cho hành, thì là vào là được.


2.5 Cá thu rim nước dừa



         

 a. Nguyên liệu
Nước dừa làm dịu đi những ngày nóng bức, thứ nước giải khát ngọt lịm ưa thích của nhiều người trở thành một nguyên liệu giúp món ăn ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng.
- 600g cá thu
- 200g hành tây
- 1 trái dừa xiêm
- 1 trái ớt sừng
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- Một ít hành ngò
- Dầu ăn
- Cá thu rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt nêm, để thấm 10 phút
- Hành tây bóc vỏ, xát khoanh tròn, tách rời từng lớp. Ớt sừng bỏ hạt, xát sợi. Dừa xiêm chặt vỏ lấy nước. 

b. Cách làm


- Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, thả cá vào chiên sơ cho rám vàng 2 mặt, vớt ra.

- Bắc một chảo khác, cho vào 1 thìa súp dầu, trút hành tây vào xào thơm, cho cá và nước dừa vào, rim liu riu khoảng 15 phút, khi thấy nước hơi cạn là được. Tắt bếp, rắc ớt sừng lên mặt cá.


- Khi ăn nếu nhạt có thể chấm kèm nước tương. 




a.Nguyện liệu:
- 200 g cá thu tươi (1 khoanh đặc thịt, chọn loại cá thu lớn cho đẹp, rửa sạch, để ráo) 
- 8 cọng măng tây tươi (chần vừa chín vớt ra ngâm lbrowạnh) 3
- 1 củ khoai tây bi (gọt vỏ, luộc chín)
- 1 củ cà rốt (cắt miếng vuông, luộc chín)
- 2 quả chanh (vắt lấy nước 1 quả) 
- 100 g bơ Pháp 
- 2 muỗng súp bột mì khô 
- Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống, 2 muỗng súp Whipping Cream, 2 muỗng súp dầu ăn. 

b.Cách làm 



b.1. Chiên cá: Áo cá với bột mì khô cho đều cả 2 mặt. Cho cá vào chiên chín vàng đều 2 mặt. Vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu. 
b.2. Làm xốt: Chảo nóng, cho bơ Pháp vào cho tan chảy. Lưu ý là trong lúc bơ tan chảy, vặn lửa không nóng quá, vì lửa nóng quá một phần bơ sẽ bị cháy khét. 
b.3. Cho tiếp 2 muỗng cream, hạt nêm Knorr vào khuấy liên tục cho xốt được mịn và không kết tủa. Tắt bếp, cho tiếp nước cốt chanh vào khuấy đều. Lưu ý thêm, nước xốt này phải luôn giữ nóng cho ngon. 
b.4. Dọn ra dĩa: Cho miếng cá thu ra dĩa. Chế xốt lên ½ lát cá. Xếp măng tây + khoai tây + cà rốt vào 1 góc dĩa. 
b.5. Dùng món ăn này với rượu vang trắng. 
c.Mách nhỏ: 
Chọn khoanh cá có màu tươi, thớ cá trong, đặc thịt, lấy ngón tay ấn nhẹ lên da cá thấy thịt bên trong rắn chắc, đàn hồi, không có mùi ươn bốc lên. Tắt bếp rồi mới cho nước cốt chanh vào vì nếu quá nóng sẽ làm cho nước chanh mất chất và có vị đắng. 

2.7 Cá thu kho tiêu riềng


a.Nguyên liệu:
- 2 lát cá thu (khoảng 400g). 
- 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g). - 1 củ riềng nhỏ. 
- 1 củ hành tím. 
- 4 muỗng canh nước mắm. 
- 1 muỗng canh bột nêm. 
- 1 muỗng cà phê đường. 
- 2 muỗng dầu ăn. 
- ½ chén nước dừa tươi. 
b. Cách làm 
Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút. 
Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm. 
Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu. 
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.

3.Công dụng 
             
                Không những là món ăn ngon,cá thu còn có những tác dụng có lợi khác như : cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Cá thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao động nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.

               Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. 
                Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.

                Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn.
Sưu tầm



LIÊN HỆ
Cá thu một nắng  là món ăn rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người, từ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời gian sau khi sinh.
Cá thu , loại cá biển rất quen thuộc được nhiều người thích ăn bởi nguồn đạm, chất béo... có sẵn trong cá. Đây là món ăn rất bổ dưỡng đối với sức khỏe của mọi người, từ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời gian sau khi sinh.

             Tại Siêu thị Đặc sản Miền Trung - Đại Lộc Phát cá thu một nắng là loại hảo hạng, chất lượng ngon nhất được chọn lựa , cá thu một nắng là loại cá thu sống, phơi qua nắng, không có chất phụ gia hay chất bảo quản.  Trước khi sử dụng cá thu một nắng bạn tiến hành sơ chế cá theo hướng dẫn sử dụng đi kèm .

1.Cách bảo quản:
Bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, có thể để được đến khoảng 1 tháng.
2.Cách chế biến:
Cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn rồi rán hoặc rim, sốt cà chua,… đều rất ngon.

      
         Một số món ngon từ cá thu để các bạn tham khảo .

             2.1 Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt 


                                         

                                          
Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và hấp dẫn ..

a. Nguyên liệu:
- 1 lát cá thu lớn
- 1 thìa canh bột năng
- Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
- Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
b. Cách làm: 
                                        
                                         
- Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá nửa thìa nhỏ muối.

- Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
- Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
- Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
- Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
- Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.
c. Chú ý : Cá thu rửa sạch, để ráo nước. 
Lăn cá thu qua bột năng.
Chiên vàng đều cá.
Đổ nước mắm tỏi vào chảo, đun nóng.
Cho cá vào sốt tới khi ngấm gia vị.



Lớp lá chuối gói bên ngoài khi nướng làm tăng mùi thơm, độ ngọt vốn có của cá. Món ăn dễ làm và có phần dân dã nhưng hấp dẫn .
a. Nguyên liệu:
- 300g cá thu
- 4 lá chanh
- 1 thìa cà phê ớt bột
- 1 thìa súp riềng băm
- 1/2 thìa súp nghệ băm
- 1 thìa súp nước mắm
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
- Lá chuối để gói
b. Cách làm:
   + Cá rửa sạch, để ráo, cắt khoanh dày khoảng 1,5cm, ướp hạt nêm, nước mắm để khoảng 10 phút cho thấm. Sau đó ướp tiếp với ớt bột, nghệ, riềng và dầu ăn  , để thêm 5 phút nữa.
Lá chuối lau sạch. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
 + Trải lá chuối thành 2 lớp, cho cá vào, rắc lá chanh lên trên, gói lại thật kín, cho vào lò nướng khoảng 10 phút.
Dùng kèm với cơm nóng hoặc bún.
 Mách nhỏ: Ướp dầu vào cá trước khi nướng sẽ làm cá béo hơn và không bị khô. Khi gỡ lớp lá chuối ra, nên cho cá lại vào lò nướng khoảng 2 phút để cá vàng mặt.

2.3 Cá thu nướng rim thịt ba chỉ










Món cá thu nướng rim thịt ba chỉ khi ăn cùng bát cơm nóng hổi mới thấy hết được vị thơm của cá nướng, béo ngậy của thịt và cái dẻo ngọt của cơm gạo mới…
a. Nguyên liệu:
Cá thu tươi cắt khúc: 200g-300g
Thịt ba chỉ: 150-200g
Hành khô
Nước mắm, bột nêm, gia vị, đường, nước hàng.
b. Cách làm:
Cá thu cắt khúc, rửa sạch, ướp chút hành khô đập dập cho thơm
Nướng trên than hoa cho tới khi thấy thơm vàng hai mặt khúc cá là được. (Nếu không có điều kiện để nướng cá, bạn có thể đem rán).
Sau khi nướng xong, nếu khúc cá to, bạn có thể cắt đôi hoặc cắt tư tùy ý.
Thịt ba chỉ làm sạch, thái miếng vừa ăn.
Cho thịt ba chỉ vào nồi, đổ ngập nước, đun tới lúc sôi thì đổ đi nước đầu cho sạch bọt. Cho thêm nước tới ngập thịt, bắc lên bếp đun tiếp.
Khi nồi thịt sôi, nêm nếm gia vị, nước mắm, bột nêm, đường. Bạn nên cho nhạt một hơn khẩu vị bình thường một chút thì tới lúc nước thịt cạn là vừa.
Đun lửa vừa cho tới khi thấy thịt mềm, nước trong nồi còn sâm sấp thì cho nước hàng vào, xóc đều cho thịt lên màu đều và đẹp. Lúc này mới cho cá thu nướng vào cùng hành khô đập dập.
Đậy vung nồi, vặn nhỏ lửa liu riu, cứ khoảng 10 phút thì lật mặt cá một lần cho cá ngấm nước thịt. Rim như vậy tới khi gần cạn hết nước trong nồi là được.
Bày ra đĩa, ăn cùng cơm nóng. 


2.4 Cá thu sốt cà chua 

 a. Nguyên liệu
- Cá thu
- Cà chua
- Tỏi, Ớt
- Hành, thì là
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, Hạt nêm, Bột ngọt, Đường, Nước mắm
b. Cách làm
- Cá thu cắt khúc, sát muối, rửa sạch, để ráo
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng
- Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ
Thực hiện
+ Bước 1:
- Cho dầu vào chảo để nóng, cho cá thu vào chiên vàng đều hai mặt
- Khi cá có màu vàng ươm, gắp ra đĩa
+ Bước 2:
- Cho chút dầu vào chảo, cho tỏi vào phi thơm
- Cho cà chua vào xào đều, nêm chút gia vị
- Khi cà chua chín mềm, cho thêm một chút nước sạch vào đảo đều
- Cho cá vào om một lúc. Lật đều hai mặt để cá thấm đều gia vị.
- Cho ớt vào đẩo đều. Vặn nhỏ lửa. Nêm lại gia vị
- Khi cá và cà thấm đều vào nhau, nước sốt cà hơi sánh lại thì cho hành, thì là vào là được.


2.5 Cá thu rim nước dừa



         

 a. Nguyên liệu
Nước dừa làm dịu đi những ngày nóng bức, thứ nước giải khát ngọt lịm ưa thích của nhiều người trở thành một nguyên liệu giúp món ăn ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng.
- 600g cá thu
- 200g hành tây
- 1 trái dừa xiêm
- 1 trái ớt sừng
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- Một ít hành ngò
- Dầu ăn
- Cá thu rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt nêm, để thấm 10 phút
- Hành tây bóc vỏ, xát khoanh tròn, tách rời từng lớp. Ớt sừng bỏ hạt, xát sợi. Dừa xiêm chặt vỏ lấy nước. 

b. Cách làm


- Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, thả cá vào chiên sơ cho rám vàng 2 mặt, vớt ra.

- Bắc một chảo khác, cho vào 1 thìa súp dầu, trút hành tây vào xào thơm, cho cá và nước dừa vào, rim liu riu khoảng 15 phút, khi thấy nước hơi cạn là được. Tắt bếp, rắc ớt sừng lên mặt cá.


- Khi ăn nếu nhạt có thể chấm kèm nước tương. 




a.Nguyện liệu:
- 200 g cá thu tươi (1 khoanh đặc thịt, chọn loại cá thu lớn cho đẹp, rửa sạch, để ráo) 
- 8 cọng măng tây tươi (chần vừa chín vớt ra ngâm lbrowạnh) 3
- 1 củ khoai tây bi (gọt vỏ, luộc chín)
- 1 củ cà rốt (cắt miếng vuông, luộc chín)
- 2 quả chanh (vắt lấy nước 1 quả) 
- 100 g bơ Pháp 
- 2 muỗng súp bột mì khô 
- Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống, 2 muỗng súp Whipping Cream, 2 muỗng súp dầu ăn. 

b.Cách làm 



b.1. Chiên cá: Áo cá với bột mì khô cho đều cả 2 mặt. Cho cá vào chiên chín vàng đều 2 mặt. Vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu. 
b.2. Làm xốt: Chảo nóng, cho bơ Pháp vào cho tan chảy. Lưu ý là trong lúc bơ tan chảy, vặn lửa không nóng quá, vì lửa nóng quá một phần bơ sẽ bị cháy khét. 
b.3. Cho tiếp 2 muỗng cream, hạt nêm Knorr vào khuấy liên tục cho xốt được mịn và không kết tủa. Tắt bếp, cho tiếp nước cốt chanh vào khuấy đều. Lưu ý thêm, nước xốt này phải luôn giữ nóng cho ngon. 
b.4. Dọn ra dĩa: Cho miếng cá thu ra dĩa. Chế xốt lên ½ lát cá. Xếp măng tây + khoai tây + cà rốt vào 1 góc dĩa. 
b.5. Dùng món ăn này với rượu vang trắng. 
c.Mách nhỏ: 
Chọn khoanh cá có màu tươi, thớ cá trong, đặc thịt, lấy ngón tay ấn nhẹ lên da cá thấy thịt bên trong rắn chắc, đàn hồi, không có mùi ươn bốc lên. Tắt bếp rồi mới cho nước cốt chanh vào vì nếu quá nóng sẽ làm cho nước chanh mất chất và có vị đắng. 

2.7 Cá thu kho tiêu riềng


a.Nguyên liệu:
- 2 lát cá thu (khoảng 400g). 
- 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g). - 1 củ riềng nhỏ. 
- 1 củ hành tím. 
- 4 muỗng canh nước mắm. 
- 1 muỗng canh bột nêm. 
- 1 muỗng cà phê đường. 
- 2 muỗng dầu ăn. 
- ½ chén nước dừa tươi. 
b. Cách làm 
Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút. 
Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm. 
Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu. 
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.

3.Công dụng 
             
                Không những là món ăn ngon,cá thu còn có những tác dụng có lợi khác như : cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Cá thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao động nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.

               Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. 
                Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.

                Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn.
Sưu tầm



Các món ăn chế biến từ tôm khô

LIÊN HỆ
Tôm khô là món đặc sản biển ngon và hấp dẫn , món ăn thông dụng trong nhiều gia đình . Từ món ăn cao bình dân đến món ăn cao cấp tôm khô tham gia là nguyên liệu chính .


Tôm khô rất ngon và cũng khá thông dụng  trong các bửa ăn gia đình. Siêu thị  Đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát chuyên cung cấp tôm khô chất lượng , uy tín , giá tốt và giới thiệu các món ăn được chế biến từ tôm khô rất ngon để bạn đọc tham khảo .

1. Tôm khô củ kiệu

+ Làm kiệu chua

Sơ chế kiệu dù làm ít nhiều gì cũng như nhau. Hỗn hợp muối đường cần bao nhiêu làm bấy nhiêu theo phân lượng chuẩn. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tập làm từng ít với 1 -2kg mỗi lần.
- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)

a. Sơ chế kiệu:

- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.
- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước / 10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu. Ngâm kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.
- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập, vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.
- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.

b. Sau khi phơi nắng.
Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên khi châm nước muối đường vào.

c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:
Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức, công thức tương đối là:
- 2 phần dấm + 1 phần đường + # 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc) muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.

- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5 ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.
Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt. Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.

d. Trộn tôm khô củ kiệu:
- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.

2. Cơm chiên tôm khô
                                         
                                
a. Nguyên liệu:
 200g gạo thơm, 100g tôm khô (loại con nhỏ), 150g thịt ba rọi xông khói, 3 quả trứng gà, 25g nấm tuyết, 100g đậu Hà Lan hột, Muối, tiêu, đường, tỏi băm nhuyễn, ớt bột, dầu ăn, Ớt tỉa hoa dùng trang trí.
b. Cách làm:

- Gạo thơm nấu chín, xới rời trải mỏng trong khay, để nguội.
- Tôm khô rửa nước ấm xóc ráo. Nấm tuyết ngâm nước nở mềm, rửa vẩy thật ráo, lạng bỏ gốc, băm nhuyễn.
- Phi vàng 1/2 muỗng cà phê tỏi với 1 muỗng canh dầu ăn cho ớt bột vào khuấy đều trên lửa nhỏ 1 phút, cho tôm khô vào xào trên lửa vừa 5 phút, cho nấm tuyết băm nhỏ vào trộn đều 2 phút nhấc xuống.
- Đậu Hà Lan hột rửa, xóc ráo, luộc chín, cho ra rổ xóc ráo. Thịt ba rọi xông khói cắt sợi nhỏ.
- Phi vàng tỏi trong dầu cho cơm + muối + đường vào xào trên lửa vừa 5 phút, cho 1 quả trứng gà vào xào với cơm 5 phút, cho thêm 1 quả trứng gà vào, tuần tự thực hiện đến hết các quả trứng đã chuẩn bị, cho tôm khô và nấm tuyết + đậu Hà Lan hột + thịt ba rọi xông khói vào, tiếp tục xào cơm trên lửa vừa 10 phút nhấc xuống, cho tiêu vào trộn đều.
- Múc cơm chiên tôm khô vào thố, trang trí ớt tỉa hoa, dọn dùng nóng với xì dầu và tương ớt.

3. Cà pháo tôm khô


       

a. Nguyên liệu: 
  250g cà pháo đã muối chua, 100g tôm khô, 30g gừng, 1 muỗng cà-phê hành tím băm.
  Gia vị: hạt nêm, đường, tương ớt, dầu ăn.

b.Thực hiện:
- Tôm khô ngâm nước cho mềm, rửa sạch, để nguyên con.
- Cà pháo để nguyên quả, rửa sạch, để ráo.
- Gừng gọt vỏ, ớt bỏ hạt, thái sợi nhuyễn.
Cho 1/2 muỗng súp dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím băm vào xào thơm. Sau đó, bỏ tôm khô, cà pháo vào xào khoảng 5 phút.
Cho cà pháo và tôm khô đã xào vào tô, nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 3 muỗng súp đường, 3 muỗng súp tương ớt. Trộn đều, cho gừng và ớt thái sợi vào. Để 10 phút cho thấm. Dùng với cơm.

4. Bún tôm khô


Món ăn nhẹ nhàng, thích hợp khi thời tiết oi nóng. Vị tôm khô ngọt tự nhiên cho ta cảm giác ăn no mà không ngán. Các bạn thử làm món này để thay đổi khẩu vị nhé.
a. Nguyên liệu: 
 200g tôm khô to, 800g bún, 1 quả dưa chuột, ½ búp xà-lách, rau sống, 4 nhánh hành lá, 1 thìa súp nước cốt chanh.
Gia vị: Đường, hạt nêm, 2 thìa cà-phê tỏi xay, 1 thìa cà-phê ớt xay, nước mắm.
b.Cách làm
         Tôm khô ngâm nước nóng cho hơi mềm, vớt ra, để ráo, giã hơi giập.
Hòa tan 1 thìa cà-phê hạt nêm, 2 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê nước mắm và 1 thìa súp nước sôi nguội.
Phi thơm 1 thìa cà-phê tỏi với ½ thìa súp dầu ăn. Cho tôm khô vào đảo trên lửa nhỏ. Rưới nước mắm pha ở trên vào, xào đến khi tôm khô ráo nước.
Hòa tan nước cốt chanh với 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm và 2 thìa súp nước lọc. Thêm tỏi và ớt xay vào, khuấy đều. xà-lách và rau sống thái nhỏ. Dưa chuột thái sợi. hành lá thái nhỏ cho vào bát, rưới vào 1 thìa súp dầu ăn nóng làm mỡ hành. Khi dùng, cho bún, các loại rau, tôm khô, mỡ hành vào tô. Chan nước mắm.
Chú ý : Khi đảo tôm, hãy giảm gia vị tùy theo độ mặn của loại tôm khô mà bạn mua. Tôm có thể hơi ngọt để vừa miệng với nước mắm chua ngọt.

5. Bánh bèo chén tôm khô thịt xay


a. Nguyên liệu
* Phần bánh bèo: 200g bột gạo, 20g bột năng, 500ml nước
- Hòa tất cả các nguyên liệu với nhau. Để yên bột nửa tiếng. Trước khi hấp thì cho chút muối vào bột, quấy đều.
* Nhân tôm thịt: 150g thịt xay, 50g tôm khô loại nhỏ, mắm, tiêu, hành lá, thái nhỏ
=> tôm khô ngâm nước cho mềm. Thịt xay ướp với mắm, tiêu. Cho tôm và thịt vào chảo đảo cho tôm và thịt chín đều. Bắc ra khỏi bếp. Trộn hành lá thái nhỏ vào.
b. Cách làm
- Chuẩn bị nhiều chén nhỏ, nông và 1 nồi hấp lớn chứa nhiều nước sôi. Hơi nước trong nồi hấp càng nhiều thì bánh càng mau được hấp chín.
- Đổ bột và các chén nhỏ đến lưng chén (không đổ quá đầy). Cho vào nồi hấp chừng 5 phút là bánh chín.
(Nếu không có nhiều chén thì sau khi bánh chín dùng kẹp mỏng hoặc dao mỏng lấy bánh ra khỏi chén và xếp lên đĩa. Lại đổ thêm bột vào chén và cho vào nồi hấp tiếp).
- Cho nhân tôm thịt và hành vào tâm mỗi chiếc bánh.
* Nước chấm: Pha nước chấm gồm có mắm + nước lọc + nước chanh + đường + ớt quả. Nếm nước chấm có vị chua mặn ngọt hợp khẩu vị là được.


Khẩu phần: 4 người.
Chuẩn bị: 10 phút.
Chế biến: 10 phút
a.Nguyên liệu:
            200g bí đỏ, 50g tôm khô, 10g ngò gai và rau ngổ, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa súp dầu ăn, nước tương.
Thực hiện:
- Bí đỏ gọt bỏ lớp vỏ và hạt, lấy phần cơm bí, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
- Tôm khô rửa sạch, ngâm 5 phút, vớt ra để ráo nước
- Rau ngổ và ngò gai cắt nhỏ. Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, cho tôm khô vào xào 2 phút, nêm ít hạt nêm
- Cho tiếp bí đỏ vào xào khoảng 2-5 phút, nêm muối, hạt nêm vừa ăn
- Bày ra đĩa, rắc ngò gai, rau ngổ lên, chấm kèm nước tương.

a. Nguyên liệu

100g tôm khô, 1 quả táo xanh to, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh chanh, 1 muỗng canh đường, Ớt bằm, rau thơm trộn kèm.
                              
b. Cách làm 
           
      b.1  Ngâm tôm khô cho mềm khoảng 15 phút
                            
                             
      b.2  Táo cắt làm 4 phần bỏ hạt
                  
                             
      b.3  Táo cắt sợi mỏng  ngâm vào trong nước có pha ít muối
                                 
                             
      b.5  Nước mắm , đường , chanh , ớt trộn đêu
                             
                             
      b.6 Táo vớt ra rổ để cho ráo nước 
                             
                             
      b.7 Trộn nước xốt , rau vào
      b.8 Cho vào tủ lạnh để 15 phút


Chỉ cần vài phút bạn có thể làm món tôm khô sốt cà chua cho món mặn buổi tối, rất ngon mà giàu dinh dưỡng.

a.Nguyên liệu: 
300g tôm khô, 1 quả cà chua to chín, 2 tép tỏi, 1 củ hành hương nhỏ.
b.Cách làm:
- Cà chua thái múi cau
- Tôm khô rửa sạch, ngâm nước cho mềm.
- Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho chút dầu hành cho thơm, cho tỏi và hành vào xào đều đến khi vàng thơm thì cho cà chua vào. Nêm thêm chút xíu nước lạnh cho cà chua mềm.
- Lúc này nêm vào cà chua 1 muỗng nhỏ muối, 1/2 muỗng nhỏ hạt nêm, 1 muỗng nhỏ đường
- Đảo đều, cho tôm khô vào, xào đến khi tôm ngấm gia vị, tắt lửa bắc xuống.
- Cho thêm chút tiêu, dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Bạn có thể làm sốt hơi sệt sệt để chấm rau nữa thì càng tuyệt.


Phần tôm ngọt đậm, càng đun càng dai chứ không bị nát, còn phần thịt ba chỉ đã ra bớt mỡ lại được thấm đẫm vị ngọt của tôm khô rất hài hòa.
Tôm khô là thứ đặc sản của nhiều vùng biển ở Việt Nam. Theo cách thông dụng, tôm khô chủ yếu được sử dụng trong các món canh, nước dùng, có tác dụng làm ngọt nước. Hôm nay bạn hãy thử dùng tôm khô để đổi món cho bữa cơm chiều với món thịt ba chỉ rim tôm khô này nhé, đảm bảo sẽ rất đưa cơm đấy! Thịt ba chỉ rim tôm khô có vị mặn ngọt đậm đà, rất đưa cơm. Phần tôm ngọt đậm, càng đun càng dai chứ không bị nát; còn phần thịt ba chỉ đã ra bớt mỡ lại được thấm đẫm vị ngọt của tôm khô rất hài hòa.
a. Nguyên liệu: 
250g thịt ba chỉ, 50g tôm khô, 2 củ hành khô, 1 thìa canh đường (đong có ngọn), 2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh dầu ăn.
b. Cách chế biến:

Bước 1:
Thịt ba chỉ thái mỏng khoảng 0.5cm.

Bước 2: Tôm khô rửa sạch.
Bước 3: Cho nước mắm, đường, nước lọc vào chảo đun sôi. Khi đường tan hết cũng là lúc hỗn hợp sôi, bạn cho tôm khô vào đun khoảng 5 - 10 phút để tôm ra nước ngọt và có độ dai vừa phải.
Bước 4: Hành khô bóc vỏ, đập dập. Làm nóng dầu ăn trong một chảo khác, cho hành khô vào phi thơm. Cho thịt ba chỉ vào đảo trên lửa to Đến khi thịt săn lại và bắt đầu ra mỡ...... thì bạn trút tôm và phần hỗn hợp nước mắm đã đun vào nồi thịt.
Bước 5: Tiếp tục đun khoảng 10 phút đến khi thịt ngấm đều và hỗn hợp nước sánh lại thì bạn tắt bếp.
Rắc thêm tiêu hoặc phần gốc hành trắng nếu thích rồi lấy tôm, thịt ra đĩa dùng với cơm nóng.


Những lúc không có nhiều thời gian bạn có thể nấu món canh nhanh gọn này cho bữa cơm gia đình.
a. Nguyên liệu:
30g tôm khô, 1 - 2 quả cà chua chín, 1 - 2 củ hành tím, vài cọng hành lá. 500ml nước hầm xương lợn/gà hoặc nước lã, hạt nêm, nước mắm, đường, ít nước cốt me.
b. Cách làm:
Tôm khô rửa sơ cho sạch bụi. Cà chua rửa sạch cắt miếng. Hành tím bóc vỏ cắt mỏng. Hành lá cắt nhỏ.
Bắc nồi lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi ít dầu đun nóng, tiếp theo cho hành tím vào phi thơm, rồi cho cà chua vào xào, nêm vào cà chút nước mắm cho đậm đà, cho tiếp tôm khô và xào chung, sau cùng cho nước hầm xương hoặc nước lã vào nấu.
Đổ nước vào vớ lượng vừa dùng, nêm vào canh chút hạt nêm, nước mắm, chút đường và ít nước cốt me sao cho canh có vị mặn ngọt và chua nhẹ. Nấu cho canh sôi vài phút là được, tắt bếp, cho hành lá vào canh rồi múc ra tô.
   Sưu tầm
LIÊN HỆ
Tôm khô là món đặc sản biển ngon và hấp dẫn , món ăn thông dụng trong nhiều gia đình . Từ món ăn cao bình dân đến món ăn cao cấp tôm khô tham gia là nguyên liệu chính .


Tôm khô rất ngon và cũng khá thông dụng  trong các bửa ăn gia đình. Siêu thị  Đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát chuyên cung cấp tôm khô chất lượng , uy tín , giá tốt và giới thiệu các món ăn được chế biến từ tôm khô rất ngon để bạn đọc tham khảo .

1. Tôm khô củ kiệu

+ Làm kiệu chua

Sơ chế kiệu dù làm ít nhiều gì cũng như nhau. Hỗn hợp muối đường cần bao nhiêu làm bấy nhiêu theo phân lượng chuẩn. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tập làm từng ít với 1 -2kg mỗi lần.
- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)

a. Sơ chế kiệu:

- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.
- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước / 10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu. Ngâm kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.
- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập, vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.
- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.

b. Sau khi phơi nắng.
Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên khi châm nước muối đường vào.

c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:
Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức, công thức tương đối là:
- 2 phần dấm + 1 phần đường + # 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc) muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.

- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5 ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.
Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt. Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.

d. Trộn tôm khô củ kiệu:
- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.

2. Cơm chiên tôm khô
                                         
                                
a. Nguyên liệu:
 200g gạo thơm, 100g tôm khô (loại con nhỏ), 150g thịt ba rọi xông khói, 3 quả trứng gà, 25g nấm tuyết, 100g đậu Hà Lan hột, Muối, tiêu, đường, tỏi băm nhuyễn, ớt bột, dầu ăn, Ớt tỉa hoa dùng trang trí.
b. Cách làm:

- Gạo thơm nấu chín, xới rời trải mỏng trong khay, để nguội.
- Tôm khô rửa nước ấm xóc ráo. Nấm tuyết ngâm nước nở mềm, rửa vẩy thật ráo, lạng bỏ gốc, băm nhuyễn.
- Phi vàng 1/2 muỗng cà phê tỏi với 1 muỗng canh dầu ăn cho ớt bột vào khuấy đều trên lửa nhỏ 1 phút, cho tôm khô vào xào trên lửa vừa 5 phút, cho nấm tuyết băm nhỏ vào trộn đều 2 phút nhấc xuống.
- Đậu Hà Lan hột rửa, xóc ráo, luộc chín, cho ra rổ xóc ráo. Thịt ba rọi xông khói cắt sợi nhỏ.
- Phi vàng tỏi trong dầu cho cơm + muối + đường vào xào trên lửa vừa 5 phút, cho 1 quả trứng gà vào xào với cơm 5 phút, cho thêm 1 quả trứng gà vào, tuần tự thực hiện đến hết các quả trứng đã chuẩn bị, cho tôm khô và nấm tuyết + đậu Hà Lan hột + thịt ba rọi xông khói vào, tiếp tục xào cơm trên lửa vừa 10 phút nhấc xuống, cho tiêu vào trộn đều.
- Múc cơm chiên tôm khô vào thố, trang trí ớt tỉa hoa, dọn dùng nóng với xì dầu và tương ớt.

3. Cà pháo tôm khô


       

a. Nguyên liệu: 
  250g cà pháo đã muối chua, 100g tôm khô, 30g gừng, 1 muỗng cà-phê hành tím băm.
  Gia vị: hạt nêm, đường, tương ớt, dầu ăn.

b.Thực hiện:
- Tôm khô ngâm nước cho mềm, rửa sạch, để nguyên con.
- Cà pháo để nguyên quả, rửa sạch, để ráo.
- Gừng gọt vỏ, ớt bỏ hạt, thái sợi nhuyễn.
Cho 1/2 muỗng súp dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím băm vào xào thơm. Sau đó, bỏ tôm khô, cà pháo vào xào khoảng 5 phút.
Cho cà pháo và tôm khô đã xào vào tô, nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 3 muỗng súp đường, 3 muỗng súp tương ớt. Trộn đều, cho gừng và ớt thái sợi vào. Để 10 phút cho thấm. Dùng với cơm.

4. Bún tôm khô


Món ăn nhẹ nhàng, thích hợp khi thời tiết oi nóng. Vị tôm khô ngọt tự nhiên cho ta cảm giác ăn no mà không ngán. Các bạn thử làm món này để thay đổi khẩu vị nhé.
a. Nguyên liệu: 
 200g tôm khô to, 800g bún, 1 quả dưa chuột, ½ búp xà-lách, rau sống, 4 nhánh hành lá, 1 thìa súp nước cốt chanh.
Gia vị: Đường, hạt nêm, 2 thìa cà-phê tỏi xay, 1 thìa cà-phê ớt xay, nước mắm.
b.Cách làm
         Tôm khô ngâm nước nóng cho hơi mềm, vớt ra, để ráo, giã hơi giập.
Hòa tan 1 thìa cà-phê hạt nêm, 2 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê nước mắm và 1 thìa súp nước sôi nguội.
Phi thơm 1 thìa cà-phê tỏi với ½ thìa súp dầu ăn. Cho tôm khô vào đảo trên lửa nhỏ. Rưới nước mắm pha ở trên vào, xào đến khi tôm khô ráo nước.
Hòa tan nước cốt chanh với 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm và 2 thìa súp nước lọc. Thêm tỏi và ớt xay vào, khuấy đều. xà-lách và rau sống thái nhỏ. Dưa chuột thái sợi. hành lá thái nhỏ cho vào bát, rưới vào 1 thìa súp dầu ăn nóng làm mỡ hành. Khi dùng, cho bún, các loại rau, tôm khô, mỡ hành vào tô. Chan nước mắm.
Chú ý : Khi đảo tôm, hãy giảm gia vị tùy theo độ mặn của loại tôm khô mà bạn mua. Tôm có thể hơi ngọt để vừa miệng với nước mắm chua ngọt.

5. Bánh bèo chén tôm khô thịt xay


a. Nguyên liệu
* Phần bánh bèo: 200g bột gạo, 20g bột năng, 500ml nước
- Hòa tất cả các nguyên liệu với nhau. Để yên bột nửa tiếng. Trước khi hấp thì cho chút muối vào bột, quấy đều.
* Nhân tôm thịt: 150g thịt xay, 50g tôm khô loại nhỏ, mắm, tiêu, hành lá, thái nhỏ
=> tôm khô ngâm nước cho mềm. Thịt xay ướp với mắm, tiêu. Cho tôm và thịt vào chảo đảo cho tôm và thịt chín đều. Bắc ra khỏi bếp. Trộn hành lá thái nhỏ vào.
b. Cách làm
- Chuẩn bị nhiều chén nhỏ, nông và 1 nồi hấp lớn chứa nhiều nước sôi. Hơi nước trong nồi hấp càng nhiều thì bánh càng mau được hấp chín.
- Đổ bột và các chén nhỏ đến lưng chén (không đổ quá đầy). Cho vào nồi hấp chừng 5 phút là bánh chín.
(Nếu không có nhiều chén thì sau khi bánh chín dùng kẹp mỏng hoặc dao mỏng lấy bánh ra khỏi chén và xếp lên đĩa. Lại đổ thêm bột vào chén và cho vào nồi hấp tiếp).
- Cho nhân tôm thịt và hành vào tâm mỗi chiếc bánh.
* Nước chấm: Pha nước chấm gồm có mắm + nước lọc + nước chanh + đường + ớt quả. Nếm nước chấm có vị chua mặn ngọt hợp khẩu vị là được.


Khẩu phần: 4 người.
Chuẩn bị: 10 phút.
Chế biến: 10 phút
a.Nguyên liệu:
            200g bí đỏ, 50g tôm khô, 10g ngò gai và rau ngổ, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa súp dầu ăn, nước tương.
Thực hiện:
- Bí đỏ gọt bỏ lớp vỏ và hạt, lấy phần cơm bí, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
- Tôm khô rửa sạch, ngâm 5 phút, vớt ra để ráo nước
- Rau ngổ và ngò gai cắt nhỏ. Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, cho tôm khô vào xào 2 phút, nêm ít hạt nêm
- Cho tiếp bí đỏ vào xào khoảng 2-5 phút, nêm muối, hạt nêm vừa ăn
- Bày ra đĩa, rắc ngò gai, rau ngổ lên, chấm kèm nước tương.

a. Nguyên liệu

100g tôm khô, 1 quả táo xanh to, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh chanh, 1 muỗng canh đường, Ớt bằm, rau thơm trộn kèm.
                              
b. Cách làm 
           
      b.1  Ngâm tôm khô cho mềm khoảng 15 phút
                            
                             
      b.2  Táo cắt làm 4 phần bỏ hạt
                  
                             
      b.3  Táo cắt sợi mỏng  ngâm vào trong nước có pha ít muối
                                 
                             
      b.5  Nước mắm , đường , chanh , ớt trộn đêu
                             
                             
      b.6 Táo vớt ra rổ để cho ráo nước 
                             
                             
      b.7 Trộn nước xốt , rau vào
      b.8 Cho vào tủ lạnh để 15 phút


Chỉ cần vài phút bạn có thể làm món tôm khô sốt cà chua cho món mặn buổi tối, rất ngon mà giàu dinh dưỡng.

a.Nguyên liệu: 
300g tôm khô, 1 quả cà chua to chín, 2 tép tỏi, 1 củ hành hương nhỏ.
b.Cách làm:
- Cà chua thái múi cau
- Tôm khô rửa sạch, ngâm nước cho mềm.
- Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho chút dầu hành cho thơm, cho tỏi và hành vào xào đều đến khi vàng thơm thì cho cà chua vào. Nêm thêm chút xíu nước lạnh cho cà chua mềm.
- Lúc này nêm vào cà chua 1 muỗng nhỏ muối, 1/2 muỗng nhỏ hạt nêm, 1 muỗng nhỏ đường
- Đảo đều, cho tôm khô vào, xào đến khi tôm ngấm gia vị, tắt lửa bắc xuống.
- Cho thêm chút tiêu, dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Bạn có thể làm sốt hơi sệt sệt để chấm rau nữa thì càng tuyệt.


Phần tôm ngọt đậm, càng đun càng dai chứ không bị nát, còn phần thịt ba chỉ đã ra bớt mỡ lại được thấm đẫm vị ngọt của tôm khô rất hài hòa.
Tôm khô là thứ đặc sản của nhiều vùng biển ở Việt Nam. Theo cách thông dụng, tôm khô chủ yếu được sử dụng trong các món canh, nước dùng, có tác dụng làm ngọt nước. Hôm nay bạn hãy thử dùng tôm khô để đổi món cho bữa cơm chiều với món thịt ba chỉ rim tôm khô này nhé, đảm bảo sẽ rất đưa cơm đấy! Thịt ba chỉ rim tôm khô có vị mặn ngọt đậm đà, rất đưa cơm. Phần tôm ngọt đậm, càng đun càng dai chứ không bị nát; còn phần thịt ba chỉ đã ra bớt mỡ lại được thấm đẫm vị ngọt của tôm khô rất hài hòa.
a. Nguyên liệu: 
250g thịt ba chỉ, 50g tôm khô, 2 củ hành khô, 1 thìa canh đường (đong có ngọn), 2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh dầu ăn.
b. Cách chế biến:

Bước 1:
Thịt ba chỉ thái mỏng khoảng 0.5cm.

Bước 2: Tôm khô rửa sạch.
Bước 3: Cho nước mắm, đường, nước lọc vào chảo đun sôi. Khi đường tan hết cũng là lúc hỗn hợp sôi, bạn cho tôm khô vào đun khoảng 5 - 10 phút để tôm ra nước ngọt và có độ dai vừa phải.
Bước 4: Hành khô bóc vỏ, đập dập. Làm nóng dầu ăn trong một chảo khác, cho hành khô vào phi thơm. Cho thịt ba chỉ vào đảo trên lửa to Đến khi thịt săn lại và bắt đầu ra mỡ...... thì bạn trút tôm và phần hỗn hợp nước mắm đã đun vào nồi thịt.
Bước 5: Tiếp tục đun khoảng 10 phút đến khi thịt ngấm đều và hỗn hợp nước sánh lại thì bạn tắt bếp.
Rắc thêm tiêu hoặc phần gốc hành trắng nếu thích rồi lấy tôm, thịt ra đĩa dùng với cơm nóng.


Những lúc không có nhiều thời gian bạn có thể nấu món canh nhanh gọn này cho bữa cơm gia đình.
a. Nguyên liệu:
30g tôm khô, 1 - 2 quả cà chua chín, 1 - 2 củ hành tím, vài cọng hành lá. 500ml nước hầm xương lợn/gà hoặc nước lã, hạt nêm, nước mắm, đường, ít nước cốt me.
b. Cách làm:
Tôm khô rửa sơ cho sạch bụi. Cà chua rửa sạch cắt miếng. Hành tím bóc vỏ cắt mỏng. Hành lá cắt nhỏ.
Bắc nồi lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi ít dầu đun nóng, tiếp theo cho hành tím vào phi thơm, rồi cho cà chua vào xào, nêm vào cà chút nước mắm cho đậm đà, cho tiếp tôm khô và xào chung, sau cùng cho nước hầm xương hoặc nước lã vào nấu.
Đổ nước vào vớ lượng vừa dùng, nêm vào canh chút hạt nêm, nước mắm, chút đường và ít nước cốt me sao cho canh có vị mặn ngọt và chua nhẹ. Nấu cho canh sôi vài phút là được, tắt bếp, cho hành lá vào canh rồi múc ra tô.
   Sưu tầm

Pha chế nước chấm từ nước mắm

LIÊN HỆ
Nước mắm cốt nhĩ  là món đặc sản của các vùng miền Việt Nam , là thành phần chính để tạo ra món nước chấm ngon .Nước chấm trong bữa ăn là thành phần quan trọng làm cho giá trị món ăn được tăng thêm. Món ăn ngon hay không ngon một phần do việc chọn lựa nước chấm và cách pha chế nước chấm.


      
   

 Hiện nay trên thị trường Đà nẵng nói chung và Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát nói riêng có rất nhiều loại nước mắm ngon , một số thương hiệu có tiếng như : nước mắm Nam Ô , Nước mắm Nha Trang , nước mắm Phú Quốc ,. . . Mỗi loại có một hương vị riêng , tùy theo  khẩu vị của từng người . Sản phẩm chất lượng , uy tín , giá tốt và mẫu mã đẹp . Là món quà đầy ý nghĩa cho người thân và bạn bè .


          Trong tất cả các loại nước chấm của Việt Nam, không thể không nhắc đến nước mắm. Có lẽ đây là một loại nước chấm độc đáo của người Việt và là một trong những nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn người Việt Nam.         
           Ngoài nước mắm, còn các loại gia vị cơ bản như tiêu, đường, chanh, me, giấm, gừng, ớt... được phối hợp để tạo ra các loại nước chấm mang hương vị khác nhau, phù hợp cho từng loại món ăn. Có thể kể vài loại nước mắm chấm của Việt Nam như: nước mắm sống, nước mắm gừng, nước mắm tỏi ớt, nước mắm thấm, nước mắm me...
           
 Đa phần các món ăn ở Việt Nam nước chấm dùng nước mắm là chủ yếu. Vậy nên bí quyết để có nước chấm ngon thì điều kiện đầu tiên là nguyên liệu chính phải ngon, đó là nước mắm.
1.Nước mắm chua, ngọt



Nước chấm chua ngọt là loại nước chấm phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, bánh khọt, cơm tấm…

a. Nguyên liệu:
- chanh (hoặc giấm), ớt, đường, bột ngọt, tỏi, nước mắm  nguyên chất
b.Cách pha chế:
-ớt bỏ hạt, băm nhuyễn tỏi và ớt; pha nước cốt chanh, đường với lượng nước ấm vừa đủ cần làm nước chấm, nêm vào ít bột ngọt, hòa đều sao cho chua vừa đủ và hậu ngọt; cho từ từ nước mắm nguyên chất vào cho vừa miệng; cho ớt và tỏi đã băm nhuyễn vào sao cho vừa đủ thì tỏi và ớt sẽ nằm trên bề mặt nước chấm.

Tùy từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong loại nước chấm này cũng khác nhau. Nước mắm chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây hoặc cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua tức củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường.

2-Nước mắm sống



Gọi là nước mắm sống vì món nước chấm này hầu như được để nguyên của nước mắm cốt nhỉ , không pha chế. Nước mắm sống thường được thưởng thức với các món ăn có vị nhạt như các loại rau luộc, thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc, các loại canh, súp…

Miền Nam có món canh chua nấu với cá lóc hoặc lẩu chua khi dọn lên bàn ăn không thể thiếu dĩa nước mắm sống để chấm hải sản. Cá đem nấu canh thì nước ngọt đã hòa với nước canh, phần thịt cá muốn đậm đà thì không gì ngon bằng được chấm với nước mắm sống có vài khoanh ớt cay nồng.

Ở miền Trung thì ngoài ớt, vài gia đình lại rắc tiêu vào chén nước mắm. Nước mắm sống rắc tiêu thường được dọn ăn chung với thịt đầu heo luộc hoặc phèo non luộc, gan luộc… Nước mắm tiêu không cay xè ở đầu lưỡi như nước mắm ớt mà cay nồng, vừa ấm bụng vừa có hương thơm dễ chịu.

Miền Trung còn có món nước chấm độc đáo là trứng luộc dằm nước mắm sống. Loại nước chấm sền sệt này ăn chung với các loại rau luộc như bắp cải luộc, đậu bắp luộc.

Miền Bắc thì có khi được thêm ớt, nhưng thường thấy nhất là được vắt thêm vài giọt chanh hay quất để vị mặn của nước mắm dịu lại và cũng thường dùng để ăn với các loại thịt luộc hoặc rau luộc.

3.Nước mắm gừng



Nước mắm gừnglà loại nước chấm có vị nồng ấm của gừng, phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc, bún măng. Nước mắm gừng là nước mắm nguyên chất pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh

a.Nguyên liệu:
-gồm gừng, ớt, chanh, đường, nước mắm nguyên chất.

b. Cách pha chế:
gừng giã thật nhuyễn, ít ớt băm nhuyễn; pha ít đường với ít nước cốt chanh cho tan, thêm nước ấm ( tùy theo loại thực phẩm dùng chung có cần độ loãng hay không ); cho vào ít nước mắm  nguyên chất lượng vừa đủ; sau khi đánh tan đều thì cho gừng giã nhuyễn, ớt băm nhuyễn vào tô nước mắm sau cùng

Khi thưởng thức nước mắm gừng với cá trê, thịt vịt luộc cần được pha thật đậm đà, không thêm nước.

Khi thưởng thức nước mắm gừng với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

4.Nước mắm me
Là món nước chấm đặc trưng của miền Nam có vị chua của me, ngọt ngọt, cay cay và mùi nước mắm đậm đà.


Nước mắm me được dùng với các món cá như cá lóc nướng trui, cá trứng chiên giòn, cá kèo chiên giòn…các món từ lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt; các món khô như khô cá khoai nướng, khô cá đuối nướng, khô cá cơm chiên giòn,..…

a.Nguyên liệu:
           me vừa chín, tỏi, ớt, đường, bột ngọt, nước mắm  nguyên chất. Khi thích dùng chung với gừng thì chuẩn bị thêm ít gừng giã nhuyễn.

b. Cách chế biến:
           cho me vào lượng nước cần dùng theo yêu cầu khoảng 1 chén nước với 2 muỗng canh trái me chín, đun sôi cho me tan, quấy đều, lọc bỏ hạt và xơ. Thêm đường và ít bột ngọt vào và khuấy cho tan sao cho hơi ngọt, cho nước mắm nguyên chất vào nêm vừa miệng, sau đó cho tỏi, ớt hoặc gừng băm nhuyễn vào nước me. Trộn tất cả cho đều, nước chấm sẽ hơi sệt nhờ có cơm me.

5. Nước mắm sả ớt




Nước mắm sả ớt là loại nước chấm có độ chua nhẹ, hậu ngọt và mùi nước mắm hòa quyện với mùi sã, ớt thơm nồng.

Nước chấm sả ớt ăn với thịt trâu luộc, lẫu trâu, lẫu gà đá, lẫu rắn, các loại ốc luộc sả, ..

a.Nguyên liệu: 
                   Sả, ớt, tỏi, đường, bột ngọt, chanh, nước mắm nguyên chất .

b. Cách pha chế: 
                  Sả xắt lát, băm nhuyễn, ớt bỏ hạt và tỏi băm nhuyễn; cho sả vào một cái chén nhỏ giã nhuyễn, pha nước cốt chanh với đường, bột ngot và ít nước ấm sao cho hậu chua ngọt; nêm từ từ nước mắm nguyên chất vào; cho sả giã nhuyễn, ớt băm và tỏi băm vào, lượng nước chấm có phần hơi đặc thì mới ngon.

Mùi vị sả thơm nồng, mùi ớt cay cay, vị nước mắm đậm đà làm cho món ốc, thịt trâu càng quyến rũ hơn.

6-Nước chấm thịt luộc





Là món nước chấm thịt luộchoặc rau sống, rau luộc thì sẽ rất ngon.

a.Nguyên liệu: 
        5 quả ớt mắt chim thái lát nhỏ (điều chỉnh phù hợp với sở thích của bạn); 4 tép tỏi, bóc vỏ; 2 muỗng canh nước mắm ( hoặc nước tương) ; 2-3 thìa nước ép chanh; 1 muỗng cà phê dầu mè; 1 ít hạt đinh hương.

b. Cách pha chế: 
      Dùng máy xay thức ăn xay hạt đinh hương, ớt và tỏi với nhau trong vài giây. Dùng thìa múc hỗn hợp ra bát nhỏ. Thêm nước mắm   ( hoặc nước tương), dầu mè và nước cốt chanh cho vừa ăn.

7-Nước chấm bánh cuốn



a.Nguyên liệu: 
     300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm chua
b. Cách pha chế: 
     Pha đường, dấm và nước lọc cho tan đều, sau khi nêm nếm vừa miệng cho ớt băm vào thì ớt sẽ nổi trên bề mặt nước chấm.
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml

8.Nước chấm nem rán (chả giò)



Là loại nước chấm chua ngọt có kèm củ cải tắng, cà rốt cắt sợi mỏng ngâm giấm đường
a.Nguyên liệu:
          200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay.
         Hoặc cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ.
b.Cách pha chế:
          Nước mắm pha cùng nước lọc, đường, nước dấm hòa cho tan, thêm ớt, tỏi băm nhuyễn vào , thêm chút hạt tiêu xay nhuyễn.
Khi dùng dọn với đồ chua sẽ tăng độ hấp dẫn cho món chả giò hơn.

9-Nước chấm bún chả




a.Nguyên liệu: 
       250g đường, 0,5l dấm gạo, nước mắm , tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.
b. Cách pha chế:
Cách 1: Đun sôi đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15′, hớt bọt nếu có, để nguội .
Cách 2: Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn): nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g. Đun sôi, hớt bọt
Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem …các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh .
Lấy một lượng nước chấm vừa đủ ăn, thêm nước mắm và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng. Cho tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt vào.
Cách khác nữa: 1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác
Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu. Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.

10. Nước chấm bánh bèo



Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo

11-Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô

Là loại nước chấm có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.

a.Nguyên liệu:
       Tỏi, ớt băm nhuyễn, nước đun sôi để nguội, giấm chua, đường, nước mắm . Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

b.Cách pha chế:
           Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

11-Nước chấm bánh cuốn, cơm tấm, bún thịt nướng, chả giò



a.Nguyên liệu: 
         1 phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc + gia giảm ¼ phần đường, tỏi , ớt băm nhuyễn, chanh, đồ chua
b. Cách pha chế: 
         Nếu thích cho thêm đồ chua như cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh… cắt miếng hay bào sợi ngâm trong hỗn hợp giấm đường pha vừa chua ngọt, thì sau khi pha nước mắm xong mới cho vào một lượng đồ chua nhất định, nếm lại rồi mới quyết định thêm chanh hay không. Nước mắm pha cách này còn có thể cho chanh vào bằng một cách làm khá công phu, cho chén nước mắm có hình thức rất đẹp mắt là lột vỏ trái chanh, tách ra rừng tép, lột bỏ vỏ lụa từng tép, dùng ngón tay trỏ và giữa vo nhẹ từng miếng nhỏ của tép chanh cho mô sợi rời hẳn ra; sau khi pha nước mắm với nước lọc, đường, tỏi ớt… tùy thích thả ít nhiều chanh những sợi tép chanh vào, những mô sợi này sẽ nổi trên mặt nước mắm. Cách này làm tốn công nhưng cho vị nước mắm rất hay ở chổ là khi ăn tùy thích gạt ra hay múc thêm phần chanh tép này vào món ăn để thơm bớt vị chua.

13-Nước chấm bánh bột lọc, bánh bèo Huế:



a.Nguyên liệu: 
        200gr tôm đất, nước, nước mắm , đường, chanh, tỏi, ớt.

b.Cách pha chế:
 Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Lột vỏ 200gr tôm đất (phần nạc tôm dùng để làm tôm chấy). Lấy vỏ, thêm khoảng 2 chén nước, nấu sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 -7 phút. Lược bỏ vỏ tôm qua rây, để yên nước luộc vỏ tôm cho lắng trong, gạn lấy phần nước trong. Cho vào 1 hoặc 1,5 muỗng súp nước mắm ngon, để yên cho lắng trong lần nữa, gạn lấy phần nước trong lần 2, nếm có mùi tôm và nước mắm đậm đà, sau cùng mới cho ít đường từ từ để có thêm vị ngọt nhẹ sau cùng mới cho rất ít chanh vắt và nước tỏi, phần ới tươi cắt hoặc xé nhỏ riêng.
                  Dù là loại nước mắm chấm nào, cũng cần lưu ý nguyên tắc khi phối hợp các nguyên liệu gia vị. Đó là:
-Các loại nước chấm pha loãng, có vị chua, ngọt, hơi nhạt phù hợp với các món gỏi, cuốn bánh tráng hoặc cuốn với rau sống hoặc ăn chung với bún.
- Các loại nước mắm có vị đậm, sắc thích hợp cho những món luộc (gà luộc, thịt luộc, đậu bắp luộc…). Nước mắm dùng với các món hải sản luộc cũng có vị đậm, sắc nhưng vị ngọt và chua nhiều.
- Khi pha chế cần phối hợp vị ngọt và chua trước, sau đó mới điều chỉnh vị mặn của nước mắm.
- Các loại gia vị như tỏi, ớt bằm nên cho vào nước mắm sau cùng để các nguyên liệu này không ngấm nước mắm, làm mất hương thơm đặc trưng.
Sưu tầm
LIÊN HỆ
Nước mắm cốt nhĩ  là món đặc sản của các vùng miền Việt Nam , là thành phần chính để tạo ra món nước chấm ngon .Nước chấm trong bữa ăn là thành phần quan trọng làm cho giá trị món ăn được tăng thêm. Món ăn ngon hay không ngon một phần do việc chọn lựa nước chấm và cách pha chế nước chấm.


      
   

 Hiện nay trên thị trường Đà nẵng nói chung và Siêu thị đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát nói riêng có rất nhiều loại nước mắm ngon , một số thương hiệu có tiếng như : nước mắm Nam Ô , Nước mắm Nha Trang , nước mắm Phú Quốc ,. . . Mỗi loại có một hương vị riêng , tùy theo  khẩu vị của từng người . Sản phẩm chất lượng , uy tín , giá tốt và mẫu mã đẹp . Là món quà đầy ý nghĩa cho người thân và bạn bè .


          Trong tất cả các loại nước chấm của Việt Nam, không thể không nhắc đến nước mắm. Có lẽ đây là một loại nước chấm độc đáo của người Việt và là một trong những nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn người Việt Nam.         
           Ngoài nước mắm, còn các loại gia vị cơ bản như tiêu, đường, chanh, me, giấm, gừng, ớt... được phối hợp để tạo ra các loại nước chấm mang hương vị khác nhau, phù hợp cho từng loại món ăn. Có thể kể vài loại nước mắm chấm của Việt Nam như: nước mắm sống, nước mắm gừng, nước mắm tỏi ớt, nước mắm thấm, nước mắm me...
           
 Đa phần các món ăn ở Việt Nam nước chấm dùng nước mắm là chủ yếu. Vậy nên bí quyết để có nước chấm ngon thì điều kiện đầu tiên là nguyên liệu chính phải ngon, đó là nước mắm.
1.Nước mắm chua, ngọt



Nước chấm chua ngọt là loại nước chấm phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, bánh khọt, cơm tấm…

a. Nguyên liệu:
- chanh (hoặc giấm), ớt, đường, bột ngọt, tỏi, nước mắm  nguyên chất
b.Cách pha chế:
-ớt bỏ hạt, băm nhuyễn tỏi và ớt; pha nước cốt chanh, đường với lượng nước ấm vừa đủ cần làm nước chấm, nêm vào ít bột ngọt, hòa đều sao cho chua vừa đủ và hậu ngọt; cho từ từ nước mắm nguyên chất vào cho vừa miệng; cho ớt và tỏi đã băm nhuyễn vào sao cho vừa đủ thì tỏi và ớt sẽ nằm trên bề mặt nước chấm.

Tùy từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong loại nước chấm này cũng khác nhau. Nước mắm chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây hoặc cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua tức củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường.

2-Nước mắm sống



Gọi là nước mắm sống vì món nước chấm này hầu như được để nguyên của nước mắm cốt nhỉ , không pha chế. Nước mắm sống thường được thưởng thức với các món ăn có vị nhạt như các loại rau luộc, thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc, các loại canh, súp…

Miền Nam có món canh chua nấu với cá lóc hoặc lẩu chua khi dọn lên bàn ăn không thể thiếu dĩa nước mắm sống để chấm hải sản. Cá đem nấu canh thì nước ngọt đã hòa với nước canh, phần thịt cá muốn đậm đà thì không gì ngon bằng được chấm với nước mắm sống có vài khoanh ớt cay nồng.

Ở miền Trung thì ngoài ớt, vài gia đình lại rắc tiêu vào chén nước mắm. Nước mắm sống rắc tiêu thường được dọn ăn chung với thịt đầu heo luộc hoặc phèo non luộc, gan luộc… Nước mắm tiêu không cay xè ở đầu lưỡi như nước mắm ớt mà cay nồng, vừa ấm bụng vừa có hương thơm dễ chịu.

Miền Trung còn có món nước chấm độc đáo là trứng luộc dằm nước mắm sống. Loại nước chấm sền sệt này ăn chung với các loại rau luộc như bắp cải luộc, đậu bắp luộc.

Miền Bắc thì có khi được thêm ớt, nhưng thường thấy nhất là được vắt thêm vài giọt chanh hay quất để vị mặn của nước mắm dịu lại và cũng thường dùng để ăn với các loại thịt luộc hoặc rau luộc.

3.Nước mắm gừng



Nước mắm gừnglà loại nước chấm có vị nồng ấm của gừng, phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc, bún măng. Nước mắm gừng là nước mắm nguyên chất pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh

a.Nguyên liệu:
-gồm gừng, ớt, chanh, đường, nước mắm nguyên chất.

b. Cách pha chế:
gừng giã thật nhuyễn, ít ớt băm nhuyễn; pha ít đường với ít nước cốt chanh cho tan, thêm nước ấm ( tùy theo loại thực phẩm dùng chung có cần độ loãng hay không ); cho vào ít nước mắm  nguyên chất lượng vừa đủ; sau khi đánh tan đều thì cho gừng giã nhuyễn, ớt băm nhuyễn vào tô nước mắm sau cùng

Khi thưởng thức nước mắm gừng với cá trê, thịt vịt luộc cần được pha thật đậm đà, không thêm nước.

Khi thưởng thức nước mắm gừng với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

4.Nước mắm me
Là món nước chấm đặc trưng của miền Nam có vị chua của me, ngọt ngọt, cay cay và mùi nước mắm đậm đà.


Nước mắm me được dùng với các món cá như cá lóc nướng trui, cá trứng chiên giòn, cá kèo chiên giòn…các món từ lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt; các món khô như khô cá khoai nướng, khô cá đuối nướng, khô cá cơm chiên giòn,..…

a.Nguyên liệu:
           me vừa chín, tỏi, ớt, đường, bột ngọt, nước mắm  nguyên chất. Khi thích dùng chung với gừng thì chuẩn bị thêm ít gừng giã nhuyễn.

b. Cách chế biến:
           cho me vào lượng nước cần dùng theo yêu cầu khoảng 1 chén nước với 2 muỗng canh trái me chín, đun sôi cho me tan, quấy đều, lọc bỏ hạt và xơ. Thêm đường và ít bột ngọt vào và khuấy cho tan sao cho hơi ngọt, cho nước mắm nguyên chất vào nêm vừa miệng, sau đó cho tỏi, ớt hoặc gừng băm nhuyễn vào nước me. Trộn tất cả cho đều, nước chấm sẽ hơi sệt nhờ có cơm me.

5. Nước mắm sả ớt




Nước mắm sả ớt là loại nước chấm có độ chua nhẹ, hậu ngọt và mùi nước mắm hòa quyện với mùi sã, ớt thơm nồng.

Nước chấm sả ớt ăn với thịt trâu luộc, lẫu trâu, lẫu gà đá, lẫu rắn, các loại ốc luộc sả, ..

a.Nguyên liệu: 
                   Sả, ớt, tỏi, đường, bột ngọt, chanh, nước mắm nguyên chất .

b. Cách pha chế: 
                  Sả xắt lát, băm nhuyễn, ớt bỏ hạt và tỏi băm nhuyễn; cho sả vào một cái chén nhỏ giã nhuyễn, pha nước cốt chanh với đường, bột ngot và ít nước ấm sao cho hậu chua ngọt; nêm từ từ nước mắm nguyên chất vào; cho sả giã nhuyễn, ớt băm và tỏi băm vào, lượng nước chấm có phần hơi đặc thì mới ngon.

Mùi vị sả thơm nồng, mùi ớt cay cay, vị nước mắm đậm đà làm cho món ốc, thịt trâu càng quyến rũ hơn.

6-Nước chấm thịt luộc





Là món nước chấm thịt luộchoặc rau sống, rau luộc thì sẽ rất ngon.

a.Nguyên liệu: 
        5 quả ớt mắt chim thái lát nhỏ (điều chỉnh phù hợp với sở thích của bạn); 4 tép tỏi, bóc vỏ; 2 muỗng canh nước mắm ( hoặc nước tương) ; 2-3 thìa nước ép chanh; 1 muỗng cà phê dầu mè; 1 ít hạt đinh hương.

b. Cách pha chế: 
      Dùng máy xay thức ăn xay hạt đinh hương, ớt và tỏi với nhau trong vài giây. Dùng thìa múc hỗn hợp ra bát nhỏ. Thêm nước mắm   ( hoặc nước tương), dầu mè và nước cốt chanh cho vừa ăn.

7-Nước chấm bánh cuốn



a.Nguyên liệu: 
     300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm chua
b. Cách pha chế: 
     Pha đường, dấm và nước lọc cho tan đều, sau khi nêm nếm vừa miệng cho ớt băm vào thì ớt sẽ nổi trên bề mặt nước chấm.
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml

8.Nước chấm nem rán (chả giò)



Là loại nước chấm chua ngọt có kèm củ cải tắng, cà rốt cắt sợi mỏng ngâm giấm đường
a.Nguyên liệu:
          200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay.
         Hoặc cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ.
b.Cách pha chế:
          Nước mắm pha cùng nước lọc, đường, nước dấm hòa cho tan, thêm ớt, tỏi băm nhuyễn vào , thêm chút hạt tiêu xay nhuyễn.
Khi dùng dọn với đồ chua sẽ tăng độ hấp dẫn cho món chả giò hơn.

9-Nước chấm bún chả




a.Nguyên liệu: 
       250g đường, 0,5l dấm gạo, nước mắm , tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.
b. Cách pha chế:
Cách 1: Đun sôi đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15′, hớt bọt nếu có, để nguội .
Cách 2: Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn): nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g. Đun sôi, hớt bọt
Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem …các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh .
Lấy một lượng nước chấm vừa đủ ăn, thêm nước mắm và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng. Cho tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt vào.
Cách khác nữa: 1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác
Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu. Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.

10. Nước chấm bánh bèo



Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo

11-Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô

Là loại nước chấm có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.

a.Nguyên liệu:
       Tỏi, ớt băm nhuyễn, nước đun sôi để nguội, giấm chua, đường, nước mắm . Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

b.Cách pha chế:
           Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

11-Nước chấm bánh cuốn, cơm tấm, bún thịt nướng, chả giò



a.Nguyên liệu: 
         1 phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc + gia giảm ¼ phần đường, tỏi , ớt băm nhuyễn, chanh, đồ chua
b. Cách pha chế: 
         Nếu thích cho thêm đồ chua như cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh… cắt miếng hay bào sợi ngâm trong hỗn hợp giấm đường pha vừa chua ngọt, thì sau khi pha nước mắm xong mới cho vào một lượng đồ chua nhất định, nếm lại rồi mới quyết định thêm chanh hay không. Nước mắm pha cách này còn có thể cho chanh vào bằng một cách làm khá công phu, cho chén nước mắm có hình thức rất đẹp mắt là lột vỏ trái chanh, tách ra rừng tép, lột bỏ vỏ lụa từng tép, dùng ngón tay trỏ và giữa vo nhẹ từng miếng nhỏ của tép chanh cho mô sợi rời hẳn ra; sau khi pha nước mắm với nước lọc, đường, tỏi ớt… tùy thích thả ít nhiều chanh những sợi tép chanh vào, những mô sợi này sẽ nổi trên mặt nước mắm. Cách này làm tốn công nhưng cho vị nước mắm rất hay ở chổ là khi ăn tùy thích gạt ra hay múc thêm phần chanh tép này vào món ăn để thơm bớt vị chua.

13-Nước chấm bánh bột lọc, bánh bèo Huế:



a.Nguyên liệu: 
        200gr tôm đất, nước, nước mắm , đường, chanh, tỏi, ớt.

b.Cách pha chế:
 Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Lột vỏ 200gr tôm đất (phần nạc tôm dùng để làm tôm chấy). Lấy vỏ, thêm khoảng 2 chén nước, nấu sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 -7 phút. Lược bỏ vỏ tôm qua rây, để yên nước luộc vỏ tôm cho lắng trong, gạn lấy phần nước trong. Cho vào 1 hoặc 1,5 muỗng súp nước mắm ngon, để yên cho lắng trong lần nữa, gạn lấy phần nước trong lần 2, nếm có mùi tôm và nước mắm đậm đà, sau cùng mới cho ít đường từ từ để có thêm vị ngọt nhẹ sau cùng mới cho rất ít chanh vắt và nước tỏi, phần ới tươi cắt hoặc xé nhỏ riêng.
                  Dù là loại nước mắm chấm nào, cũng cần lưu ý nguyên tắc khi phối hợp các nguyên liệu gia vị. Đó là:
-Các loại nước chấm pha loãng, có vị chua, ngọt, hơi nhạt phù hợp với các món gỏi, cuốn bánh tráng hoặc cuốn với rau sống hoặc ăn chung với bún.
- Các loại nước mắm có vị đậm, sắc thích hợp cho những món luộc (gà luộc, thịt luộc, đậu bắp luộc…). Nước mắm dùng với các món hải sản luộc cũng có vị đậm, sắc nhưng vị ngọt và chua nhiều.
- Khi pha chế cần phối hợp vị ngọt và chua trước, sau đó mới điều chỉnh vị mặn của nước mắm.
- Các loại gia vị như tỏi, ớt bằm nên cho vào nước mắm sau cùng để các nguyên liệu này không ngấm nước mắm, làm mất hương thơm đặc trưng.
Sưu tầm
 
2012 MÓN ĐẶC SẢN NGON | Kinh doanh dac san | 12 Hoang Hoa Tham - Da Nang | Tel 0511.3750467 | Da Nang Du Lich | Dac San Mien Trung | Mon Dac san | Dac San | Sieu Thi Dac San Mien Trung |